Header Ads Widget

Mẹo chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả

Trong đời sống, cảm cúm là bệnh thông thường rất dễ gặp, tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây cảm giác khó chịu. Bài viết sau đây BacSiDongY.com sẽ tổng hợp những mẹo điều trị bệnh tại nhà thông dụng nhất để bạn mau chóng ổn định sức khỏe.

1. Tổng quan về bệnh

Cảm cúm là dạng bệnh lý do virus cúm gây ra và có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh thường gây tác động đến các bộ phận như: mũi, họng, nhức mỏi toàn thân,... Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy vào sức đề kháng của mỗi người.

Thời gian từ khi chủng virus gây bệnh xâm nhập đến khi phát bệnh là 2 ngày. Khi xuất hiện những dấu hiệu cơ bản của bệnh, nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Không nên chủ quan để tránh những biến chứng gây mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc.

2. Biểu hiện cho thấy bạn đã mắc bệnh

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người, bệnh có những triệu chứng biểu hiện và thời gian kéo dài khác nhau. Nhìn chung, cảm cúm là bệnh nhẹ, không gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể tự khỏi và tác động chính đến mũi và họng:

- Cổ họng xuất hiện cảm giác đau rát và ngứa. Trong hai ngày đầu, tình trạng này thường xuất hiện liên tục và dần biến mất sau đó.

- Tình trạng viêm ở mũi và họng dẫn đến hắt hơi thường xuyên. Đây được coi là dấu hiệu cơ bản và đặc trưng của bệnh.

- Thời gian đầu, bệnh nhân xuất hiện dịch nước mũi không màu, trong suốt. Lượng dịch tiết ra ít, chảy thành nước. Sau đó, khi tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, dịch chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá và có tính chất đặc hơn.

- Bệnh nhân có thể xuất hiện biểu hiện ho khan, ho có đờm với tần suất tăng dần.

- Bên cạnh đó, người bệnh có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như: mệt mỏi, nhạt miệng chán ăn, cơ thể khó chịu đau nhức,... một số trường hợp kèm theo sốt.

3. Cảm cúm có cần thăm khám bác sĩ không

Đối với người lớn

Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tự biến mất sau khi sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu gặp các trường hợp sau thì cần thăm khám bác sĩ để tránh tình trạng gây ra những biến chứng nguy hiểm khác:

- Cơ thể sốt trên 38 độ.

- Tình trạng sốt liên tục kéo dài.

- Lồng ngực đau nhức, khó thở hoặc thở khè.

- Cổ họng đau dữ dội kết hợp với choáng váng.

Đối với trẻ em

Trẻ từ dưới 12 tuần tuổi khi xuất hiện những tình trạng sau thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được thăm khám:

- Nhiệt độ cơ thể vượt quá 38 độ.

- Trẻ biếng ăn, quấy khóc, giấc ngủ thất thường.

- Sốt kéo dài và liên tục.

- Các triệu chứng cảm lạnh không có dấu hiệu mất đi mà ngày càng nghiêm trọng hơn.

- Trẻ thở khò, đau tai.

4. Chữa cảm cúm tại nhà

Cảm cúm không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh vẫn có thể tự duy trì cuộc sống của mình. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh dẫn đến không đảm bảo chất lượng cuộc sống, cơ thể mệt mỏi kéo dài gây khó chịu. Do đó, người bệnh nên trang bị cho mình những phương thức giúp giảm nhanh các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Chế độ ăn uống

Nên uống nhiều nước và ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu trong quá trình điều trị bệnh. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nhóm thức uống có gas và caffeine.

Một số thực phẩm có công dụng tốt trong việc điều trị cảm cúm, nên bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày như:

Gừng

Đây không chỉ là một loại gia vị thường dùng mà còn có công dụng hữu ích trong việc điều trị cảm cúm. Chuẩn bị hỗn hợp gồm gừng và hạt rau mùi sắc uống hàng ngày thay nước giúp hỗ trợ triệu chứng mệt mỏi, toát mồ hôi,... giúp bệnh chóng khỏi nhanh hơn.

Canh thịt hầm rau củ

Canh là món ăn dễ tiêu hóa, tốt cho thể lực cơ thể. Có thể kết hợp nhiều loại nguyên liệu như: gà, cá, củ quả, nấm,... trong việc hầm canh. Sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày có tác dụng tốt trong việc tăng sức đề kháng cơ thể để chống lại quá trình xâm nhập và phát triển của các virus gây bệnh. Từ đó, cải thiện nhanh chóng tình trạng cảm cúm.

Hỗn hợp các loại hạt

Hạt là dạng thực phẩm chứa hàm lượng cao các chất protein và chất béo có lợi cho cơ thể. Chúng có công dụng hỗ trợ chống lại sự xâm lấn của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Đặc biệt, một số loại hạt còn chứa kẽm, đồng hay vitamin D,... có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Chế độ sinh hoạt

Súc miệng bằng nước ấm pha muối

Sử dụng nước muối loãng có tác dụng diệt khuẩn sát trùng cao. Sử dụng dung dịch này kiên trì trong vài ngày sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ và viêm nhiễm cổ họng.

Nghỉ ngơi

Nên giảm thiểu tối đa lượng công việc có tính chất nặng nhọc hay đi lại ngoài trời nhiều. Dành những khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn,... sẽ giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn.

Làm vệ sinh mũi

Đối với người bị cảm cúm, mũi trong tình trạng viêm nhiễm, chảy dịch mũi liên tục gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Do đó nên vệ sinh sạch sẽ mũi để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Có thể vệ sinh bằng các dạng dung dịch chuyên dùng, hỉ mũi,... Sau khi thực hiện xong, nên vệ sinh tay sạch sẽ để tránh tình trạng lây lan bệnh.

Sử dụng thuốc

Khi tình trạng bệnh tiến triển xấu đi hoặc người bệnh mong muốn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm có thể sử dụng đến nhóm thuốc kháng sinh theo sự kê đơn của y bác sĩ chuyên môn. Thông thường, đây là nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc thường gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, tác động lên chức năng của của cơ quan khác.

Cảm cúm là bệnh phổ biến, dễ mắc phải khi thay đổi thời tiết hoặc do sức đề kháng cơ thể kém. Người bệnh có thể phòng chống cảm cúm thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc tiêm phòng cúm. Trong trường hợp cần giải đáp chi tiết về bệnh lý trên, bạn có thể liên hệ đến chuyên khoa Hô Hấp của các Bệnh viện để được tư vấn chu đáo hơn nhé.

Nguồn: BacSiDongY.com