Header Ads Widget

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y

Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc đông y hay để điều trị bệnh vảy nến. Trong trường hợp người bệnh muốn chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian thì có thể lựa chọn một số bài thuốc giúp tiêu viêm, giảm ngứa rát, châm chích. Chẳng hạn như một số thảo dược được bào chế từ đơn đỏ, trầu không, lá lốt, lá khế, lược vàng,... Đây là những thảo dược có tính kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành da tốt”.

Trên thực tế, còn có một số mẹo dân gian dùng muối, sữa chua, dầu dừa,... đã được nhiều người áp dụng và có hiệu quả tương đối tốt. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc dân gian sau.

Cách chữa vảy nến tại nhà bằng lá khế

Lá khế có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giảm kích ứng da nhờ sở hữu một loại các hoạt chất kháng viêm, chống oxy hóa tốt như alkaloid, flavonoid, saponin và tanin. Trong đông y, lá khế là vị thuốc có tính bình với tác dụng khu phong trừ thấp, tiêu viêm rất thích hợp để chữa vảy nến. Bởi theo quan điểm của YHCT, vảy nến là do phong huyết nhiệt, phong huyết táo nên những vị thuốc khu phong trừ thấp có thể giải trừ tà độc gây bệnh.

Cách thực hiện:

- Lấy khoảng 20g lá khế sơ chế sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm muối để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.

- Đem lá khế giã nát hoặc xay nhuyễn để đắp ngoài da. Hoặc cách khác là nấu nước uống và nấu nước tắm.

Chữa vảy nến tại nhà bằng muối

Muối có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng vết thương ở ngoài da. Tuy nhiên, trong điều trị vảy nến thì người bệnh không dùng loại muối thông thường mà phải sử dụng muối Epsom. Đây là loại muối khoáng chất tự nhiên có đặc tính chống viêm giảm ngứa tốt nhất, thích hợp để trị bệnh viêm da.

Cách thực hiện:

- Sử dụng muối Epsom pha loãng với nước ấm để ngâm rửa vùng da bị tổn thương hoặc ngâm tắm toàn thân nếu tổn thương lan rộng.

- Có thể sử dụng hạt muối Epsom mát-xa nhẹ nhàng trên da để có tác dụng tiêu viêm tốt hơn.

Dùng dầu dừa trị vảy nến

Khi bị vảy nến, các tế bào da bị biệt hóa đóng vảy khô, bong tróc vừa gây ra cảm giác khó chịu vừa mất thẩm mỹ. Người bệnh có thể sử dụng một số loại dầu để làm mềm da.

Trong đó, dầu dừa có tác dụng tương đối tốt vì chứa nhiều axit béo như axit oleic, axit panmitic, axit linoleic, axit lauric… và vitamin E, vitamin C. Các hoạt chất của dầu dừa cho tác dụng kháng khuẩn chống nhiễm trùng, làm mềm vùng da khô tróc, giảm ngứa ngáy, tiêu viêm và tái tạo chữa lành da.

Cách thực hiện:

Cách 1: Sau khi làm sạch vùng da bị tổn thương thì dùng dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, mát xa trong vài phút để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da. Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Cách 2: Dầu dừa nguyên chất trộn cùng với tỏi tươi giã nát, sau đó lấy hỗn hợp đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 15 phút. Sau đó dùng nước ấm rửa sạch da. Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần.

Dùng nghệ điều trị vảy nến tại nhà

Nghệ là một trong những “kháng sinh tự nhiên” nổi tiếng với khả năng chống dị ứng, kháng viêm mạnh. Đồng thời nghệ cũng giúp tái tạo vùng da bị tổn thương tốt, ngăn ngừa hình thành sẹo trên da. Người bị bệnh vảy nến có thể dùng nghệ để chống viêm, chống nhiễm trùng và làm lành tổn thương tại da.

Cách thực hiện:

Cách 1: Nghệ tươi giã nát để lấy nước cốt và dùng thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày người bệnh nên sử dụng 2-3 lần để da được tái tạo một cách tốt nhất.

Cách 2: Pha tinh bột nghệ với nước ấm và uống trực tiếp, có thể sử dụng 2 lần/ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối. Lưu ý rằng không nên dùng nghệ đường uống cho phụ nữ có thai.

Chữa bệnh vảy nến tại nhà với lá đơn đỏ

Đơn đỏ là thần dược giúp đào thải độc tố tại da và tiêu viêm giảm ngứa rất tốt. Trong đông y, nó được ứng dụng để chữa hầu hết các bệnh lý viêm da nhờ đặc tính thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp. Y học hiện đại cũng chỉ ra một loạt các hoạt chất như flavonoid, saponin, tanin, coumarin,... trong lá đơn đỏ cũng giúp chống viêm, kháng khuẩn, chống bội nhiễm tại vùng da tổn thương.

Cách 1: Lá đơn đỏ sau khi sơ chế sạch sẽ thì đem nấu để lấy nước tắm hàng ngày. Cách này giúp giảm viêm ngứa tốt cho người bị vảy nến lan rộng ở nhiều bộ phận.

Cách 2: Lấy 7-9 lá đơn đỏ sơ chế sạch sẽ và đun sôi với khoảng 500ml nước, khi cạn còn khoảng 200ml nước thì đem chia thành 2 phần bằng nhau, uống vào buổi sáng và buổi tối, dùng hết trong ngày.

Trị bệnh vảy nến tại nhà với lá lốt

Là loại lá có chứa tinh dầu với đặc tính kháng viêm nổi trội, lá lốt có thể giúp người bị vảy nến tiêu trừ ngứa ngáy, giảm đau và chống bội nhiễm da. Ngoài ra, thành phần vitamin A, C, E và ankaloit có trong lá lốt cũng giúp dưỡng ẩm, tái tạo vùng da bị tổn thương tương đối tốt.

Cách thực hiện:

Cách 1: Lấy 100g lá lốt sơ chế sạch sẽ và nấu thành nước tắm, cách này sẽ làm giảm triệu chứng tốt cho người bị vảy nến trên diện rộng.

Cách 2: Tùy vào diện tích da bị tổn thương, người bệnh lấy lượng lá lốt tươi phù hợp sơ chế sạch sẽ, đem giã nát. Sử dụng lá lốt tươi đã giã nát đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch da, nên áp dụng 2 lần/ngày.

Cách điều trị vảy nến tại nhà bằng sài đất

Sài đất là vị thuốc cực quý trong điều trị các bệnh lý da liễu. Với đặc tính hoạt huyết, giải độc, tiêu sưng viêm, giảm ngứa ngáy, sài đất giúp thuyên giảm triệu chứng ở người bị vảy nến khá tốt.

Cách thực hiện:

Cách 1: Lấy 100g sài đất giã nát và thêm một chút muối ăn, đun cùng 500ml nước sôi để lấy nước uống. Đun sôi cho đến khi cạn còn 200ml thì chia thành 2 phần nước bằng nhau, nên uống vào buổi sáng và buổi tối, dùng hết thuốc trong ngày.

Cách 2: Lấy 100g sài đất sơ chế sạch sẽ, sau đó đem đun để nấu thành nước tắm. Trong lúc tắm nên lấy phần bã chà xát nhẹ nhàng trên da để thẩm thấu dưỡng chất tốt nhất.

Cách chữa vảy nến tại nhà bằng bột yến mạch

Trong bột yến mạch có rất nhiều dưỡng chất tốt cho da. Bột yến mạch giúp làm mềm da, loại bỏ lớp da chết và chữa lành vùng da bị tổn thương ở người bệnh vảy nến. Người bệnh có thể ăn yến mạch và sử dụng bột đắp trực tiếp ngoài da để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cách thực hiện:

Cách 1: Lấy 1 lượng yến mạch vừa đủ hòa với nước ấm và ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Trong quá trình ngâm rửa nên lấy một chiếc khăn mềm chà xát nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương để loại bỏ da chết và thẩm thấu dưỡng chất của yến mạch.

Cách 2: Pha 100g bột yến mạch với lượng nước sôi vừa đủ và ủ trong khoảng 10 phút để yến mạch chín, sau đó dùng ăn trực tiếp.

Dùng nha đam chữa bệnh vẩy nến

Nha đam là loại cây giàu vitamin E, gel có chứa các hoạt chất đem lại tác dụng kháng sinh, sát khuẩn, làm săn da. Trong đông y, đây là vị thuốc có tính hàn giúp sát trùng, giải độc cực tốt. Người bị vảy nến có thể dùng nha đam để làm mềm vùng da khô bong tróc, tái tạo da và chống bội nhiễm.

Cách 1: Sử dụng gel nha đam nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, mát-xa trong khoảng 5 phút để dưỡng chất thẩm thấu. Sau khi gel khô thì rửa lại bằng nước ấm. Mỗi ngày nên thực hiện đều đặn 1 lần.

Cách 2: Lọc phần thịt nha đam đem xay cùng với 1-2 muỗng tinh bột nghệ. Bôi hỗn hợp nghệ - nha đam lên vùng da bị tổn thương và để khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch da bằng nước ấm. Mỗi tuần có thể sử dụng biện pháp này 2-3 lần.

Trị vảy nến bằng bồ công anh

Bồ công anh cũng là một “kháng sinh thực vật” với khả năng sát trùng mạnh, tiêu trừ viêm ngứa tại da. Trong đông y, đây là vị thuốc có tác dụng tiêu độc, giảm đau, trị các bệnh lý viêm da cực tốt.

Cách thực hiện:

Cách 1: Lấy khoảng 50g bồ công anh sơ chế sạch sẽ và đắp trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, sau khoảng 30 phút thì rửa sạch lại với nước ấm. Mỗi ngày có thể áp dụng 1 lần.

Cách 2: 40g Bồ công anh, 5g bèo cái, 20g sài đất sắc thành nước uống hàng ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Nguồn: BenhVienDongY.com